Sức mạnh của sự Tự nhận thức trong Lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo giỏi là những người làm việc chăm chỉ, hướng tới thành công và tập trung vào mục tiêu. Nhưng nếu có "điểm mù" trong khả năng này sẽ ngăn chúng ta trở thành nhà lãnh đạo tốt nhất có thể: đó là TỰ NHẬN THỨC - năng lực hàng đầu mà một người lãnh đạo cần có.

Khả năng tự nhận thức trong lãnh đạo sẽ tạo nên sự khác biệt giữa người “Sếp giỏi” và “Sếp xuất sắc”. Sự phát triển trong đường hướng lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự nhận thức. Thế nhưng năng lực này không thể đạt được ngày một ngày hai hay chỉ qua vài hành động hời hợt, thậm chí một số người sẽ cảm thấy khó chịu khi nhận thức được về bản thân.

Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một người “Lãnh đạo Tự nhận thức” sẽ như thế nào và có thể khai mở tối đa tiềm năng của mình ra sao.

1. “Lãnh đạo tự nhận thức” là gì?

Tự nhận thức là khả năng sử dụng ý thức của chúng ta để suy ngẫm về bản thân, suy nghĩ về "cái tôi" như một thực thể mà chúng ta có thể định hình và kiểm soát. Chúng ta nhận biết "cái tôi" này như một phần riêng biệt nhưng không thể tách rời khỏi sự tồn tại trong cuộc đời. Đó là nơi mà bản chất kết hợp với sự rèn giũa đã tạo nên con người ở hiện tại. Đó là thứ nắm giữ và truyền tải những quy tắc mà chúng ta sử dụng để điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình. "Cái tôi" là một sức mạnh phi thường! Nhưng nếu không nhận thức được về "cái tôi", sức mạnh này có thể bị lãng phí hoặc tạo ra những tổn hại.

Cụ thể hơn, Tự nhận thức là khả năng:

  • Nhận ra bản thân là ai, có những giá trị, điểm mạnh điểm yếu, mong muốn, có cảm nhận và cảm xúc gì ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời.

  • Nhận diện rõ được tác động và tầm ảnh hưởng của bản thân đến thế giới xung quanh.

Lãnh đạo bắt đầu với sự tự nhận thức sẽ có thể thật sự hiểu và đồng cảm với con người. Từ đó dẫn dắt, định hướng, nuôi dưỡng và phát triển con người một cách chân thành, thực chất, và bền vững.

Tự nhận thức mang lại năng lực lãnh đạo mạnh mẽ! Sự quan trọng của Tự nhận thức trong người lãnh đạo nằm ở việc khơi gợi sự tự khám phá bản thân, truyền cảm hứng và dẫn dắt các thành viên trong đội ngũ bộc lộ "con người thực", đóng góp hết sức mình, thể hiện ý tưởng mới, hoặc yêu cầu sự giúp đỡ bởi một nhà “Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu”.

2. Những đặc điểm của một Lãnh đạo Tự nhận thức

Một người Lãnh đạo Tự nhận thức sẽ thể hiện những đặc điểm sau:

  • Tư duy Mở - Tự nhận thức là một quá trình đấu tranh tâm trí, đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với những sự thật không thoải mái về chính mình. Do đó, những người lãnh đạo thực hành tự nhận thức luôn mở tâm trí với ý tưởng mới và trải nghiệm để nuôi dưỡng "cái tôi" của họ và giúp nó phát triển. 

  • Đồng cảm - Một Lãnh đạo Tự nhận thức sẽ nhận biết được và tôn trọng sự khác biệt trong "cái tôi" của người khác - hay còn gọi là khả năng đồng cảm. Một người Lãnh đạo Tự nhận thức sẽ là một người lắng nghe tốt và có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn về quan điểm và trải nghiệm của họ.

  • Trí tuệ Cảm xúc - Tự nhận thức chỉ là một trong những khía cạnh của trí tuệ cảm xúc của mỗi người. Một người lãnh đạo có khả năng tự nhận thức cao cũng sẽ có một tầm nhìn sâu sắc về tín hiệu xã hội và cảm xúc của người khác.

  • Trực giác Tốt  - Một nhà Lãnh đạo Tự nhận thức mạnh mẽ có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn một cách nhanh chóng, bởi họ đã dành thời gian để hoàn thiện kỹ năng ra quyết định để áp dụng hành động của mình tạo ra hiệu quả.

  • Làm chủ Cảm Xúc - Một người Lãnh đạo Tự nhận thức sẽ hiểu về cảm xúc của mình và biết cách khai thác cảm xúc của mình thay vì bị chúng điều khiển. Những nhà Lãnh đạo Tự nhận thức với sự kiểm soát cảm xúc tốt cũng thiết lập những ranh giới lành mạnh vì họ biết về những điểm giới hạn của mình và những gì tạo ra cảm xúc cho họ.

  • Khiêm tốn - Tự nhận thức giúp chúng ta soi chiếu được nhiều điều, đặc biệt là chúng ta không thể nắm trọn trong lòng bàn tay tất cả mọi thứ và do đó sẽ có thể phạm sai lầm. Một nhà lãnh đạo giỏi với sự tự nhận thức sẽ toát lên nét khiêm tốn của mình.

3. Lãnh đạo Tự nhận thức tạo nên sự Gắn kết trong Đội ngũ

Tự nhận thức trong lãnh đạo không phải chuyện của riêng ai. Nó diễn ra qua việc tìm kiếm thành công chung và ưu tiên lợi ích của đội nhóm lên hàng đầu. Những người Lãnh đạo Tự nhận thức không chỉ tập trung đem về chiến thắng cho cá nhân; thay vào đó, họ muốn các thành viên trong nhóm của họ thành công. Họ làm điều này bằng cách liên tục đánh giá bản thân để tìm cách cải thiện.

Những nhà lãnh đạo thành công nuôi dưỡng tinh thần làm việc nhóm bằng cách lắng nghe phản hồi từ tất cả mọi người. Họ đặt ra những câu hỏi mang tính xây dựng với tư duy phát triển và đánh giá cao cơ hội làm việc theo cách hợp tác.

Sự gắn kết trong Đội ngũ phụ thuộc vào những yếu tố mang tính sâu sắc như Thái độ, Giá trị và sự Tự nhận thức. Không phải công nghệ hiện đại hay “ngân sách rủng rỉnh” đẩy mạnh tinh thần đội nhóm mà là những người muốn tạo ra công việc có ý nghĩa và có chủ đích.

Điểm mấu chốt là việc củng cố sự Tự nhận thức của chúng ta, có nghĩa là chúng ta cam kết vào một hành trình với sự lắng nghe thật tâm và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về “cái tôi” của chúng ta trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

4. Làm thế nào để Lãnh đạo Tự nhận thức tạo nên sự đổi mới cho Tổ chức?

Sự đổi mới được thúc đẩy bởi các cá nhân, nhóm và văn hóa tổ chức. Với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng ta có thể mang lại sự tự nhận thức cho từng cấp độ này.

Ở cấp độ cá nhân, những nhân viên rèn luyện khả năng tự nhận thức có những đặc điểm như tính cởi mở, điều này cho phép họ đưa ra những ý tưởng mới. Khi đó, một người Quản lý Tự nhận thức sẽ có khả năng lắng nghe ý kiến ​​của nhân viên đó một cách cởi mở. Và một nhà Lãnh đạo có khả năng Tự nhận thức cao sẽ nhận ra sự cần thiết trong việc cung cấp sự hỗ trợ và trao quyền để đưa tầm nhìn sáng tạo của người lao động đó đến giai đoạn đổi mới thực sự.

Ở cấp độ nhóm cũng có thể rèn luyện khả năng tự nhận thức (thường thông qua nỗ lực của trưởng nhóm hoặc thảo luận nhóm). Các nhóm cần được thành lập và quản lý theo cách thúc đẩy tư duy đa dạng và không gian an toàn về mặt tâm lý. Sự đổi mới chỉ xuất hiện khi các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi lên tiếng và hợp tác.

Điều tương tự cũng xảy ra với sự Tự nhận thức ở cấp độ tổ chức. Cơ cấu và văn hóa tổ chức cần được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo cấp cao hoặc thậm chí là một bên trung lập bên ngoài. Hãy đảm bảo rằng tổ chức được thành lập để khuyến khích những ý tưởng mới và trao quyền cho nhân viên và các nhóm để thực hiện chúng.

Nếu bạn muốn trở thành Nhà lãnh đạo có khả năng Tự nhận thức mạnh mẽ, tìm ra và sống trọn vẹn với sự “Nguyên mẫu” của bản thân, hãy tham gia Chương trình Huấn luyện “Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu” của Dale Carnegie - Chương trình Huấn luyện 1 ngày dành riêng cho Lãnh đạo Cấp cao của doanh nghiệp.

1200x627

 

 

 

Xem thêm: Các Khóa học dành cho Lãnh đạo

Bài viết mới

Chuyện kể về những Người Trồng Rừng | Xây dựng Khu rừng Sức mạnh Nội tại
Chuyện kể về những Người Trồng Rừng | Xây dựng Khu rừng Sức mạnh Nội tại
Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu
Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu
Người Trồng Rừng Dale Carnegie Việt Nam - Chúng tôi là ai?
Người Trồng Rừng Dale Carnegie Việt Nam - Chúng tôi là ai?
Lãnh đạo tạo Đột phá
Lãnh đạo tạo Đột phá
Khai mở Tài năng Đội ngũ
Khai mở Tài năng Đội ngũ
Năng lực Trình bày <br>Thực tiễn và Truyền cảm hứng
Năng lực Trình bày
Thực tiễn và Truyền cảm hứng