Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các loại hình văn hóa doanh nghiệp chính

Văn hóa doanh nghiệp đã được chứng minh là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự gắn kết của nhân viên, cũng như tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính. Nó xác định cách nhân viên coi mình là một phần của tổ chức, cách họ liên hệ với khách hàng, cách giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định chiến lược, và hơn thế nữa.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và cách hành động được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong công ty.

Có thể khó hình dung được một khái niệm trừu tượng như văn hóa. Đây là lý do chính tại sao chúng ta thường bắt đầu từ những biểu hiện của nền văn hóa đó.

Khi nói về một công ty, theo bản năng, chúng ta nghĩ đến các vị trí được tổ chức theo một cách nhất định, có mục tiêu (thường là kinh tế), với các quy trình ít nhiều đã được thiết lập, sứ mệnh cũng như tầm nhìn và mục tiêu dài hạn. Ở cấp độ phân tích thứ hai, chúng ta có thể tự hỏi về hình ảnh mà công ty này thể hiện qua lời nói và hành động. Một “nhân cách” nảy sinh từ sự kết hợp giữa cách sống, cách làm và cách suy nghĩ của mỗi thành viên, đặc biệt chú trọng từ người lãnh đạo.

Một tổ chức cũng như một cơ thể sống, tồn tại và kết nối với các đối tượng khác nhau theo một cách nhất định. Ngoài những gì có thể nhìn thấy được, những quan điểm, thói quen và thái độ mà người lao động sở hữu cũng có vai trò quan trọng. Đó là cốt lõi mang lại sự ổn định và liên tục, đảm bảo rằng mọi người đều làm việc theo cách thức và kỳ vọng chung.

2. Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Bạn nên bắt đầu xây dựng văn hóa công ty của mình một cách có chủ đích ngay bây giờ, bởi: 

  • Một nền văn hóa doanh nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp tổ chức trở nên độc đáo và khác biệt trên thị trường.

  • Một văn hóa công ty tích cực sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn và gắn kết hơn.

  • Văn hóa công ty có tác động đáng kể đến hành vi của nhân viên, cả về cách họ tiếp cận nhiệm vụ và dự án cũng như cách họ tương tác với nhau.

  • Văn hóa doanh nghiệp là một trong những động lực chính của sự đổi mới. Một môi trường làm việc có khả năng phát huy tính sáng tạo và chủ động cá nhân sẽ giúp nhân viên có động lực và gắn kết hơn, tăng cơ hội thành công của các cá nhân, nhóm và công ty về lâu dài.

Do đó, một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. 

3. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp

Có nhiều nền văn hóa khác nhau giữa các công ty. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói về 4 loại hình văn hóa chính sau đây. Chúng ta sẽ xem xét từng loại hình một cách chi tiết mà không tuyên bố liệu cái nào tốt hơn hay thành công hơn. Có quá nhiều biến số và sự khác biệt cần xem xét, mỗi công ty phải quyết định điều gì phù hợp nhất với bối cảnh của họ.

Văn hóa phân cấp (Hierarchy Culture)

Văn hóa phân cấp là văn hóa tuân theo cấu trúc doanh nghiệp truyền thống và có quy trình rõ ràng. Đây là những công ty có quy trình, tiêu chuẩn và phương pháp phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Hành vi được đo lường phù hợp hoặc không phù hợp với quy định của công ty. Trọng tâm của công ty là sự ổn định và tính chính xác.

Ưu điểm của văn hóa phân cấp

  • Các quy trình của công ty được xác định rõ ràng để đáp ứng các mục tiêu của nó.

  • Nhân viên biết chính xác những gì được mong đợi ở họ.

  • Người lao động có cảm giác an toàn khi biết rằng những kỳ vọng và điều kiện làm việc có thể dự đoán được.

Nhược điểm của văn hóa phân cấp

  • Ưu tiên các thủ tục hơn con người, điều này tạo ra một nền văn hóa làm việc thiếu linh hoạt.

  • Văn hóa này có thể ngăn cản sự đổi mới vì nhân viên không được khuyến khích đề xuất những cách mới để tiếp cận mọi việc.

  • Có thể khó đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường.

  • Mục tiêu của công ty được ưu tiên hơn cá nhân, điều đó có nghĩa là ít chú ý đến sự gắn kết của nhân viên.

Văn hóa thị trường (Market Culture)

Trong văn hóa thị trường, lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu. Mọi thứ đều được đánh giá dựa trên lợi nhuận của công ty. Một tổ chức áp dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào kết quả.

Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường xoay quanh việc đáp ứng yêu cầu và đạt được mục tiêu. Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và muốn “chiến thắng”. Trong nền văn hóa thị trường, các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu và mong đợi nhân viên phải làm việc tốt trong môi trường áp lực cao.

Ưu điểm của văn hóa thị trường

  • Nhân viên nhiệt tình với công việc của mình.

  • Bầu không khí cạnh tranh khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ và đạt tới mục tiêu của công ty.

  • Tổ chức tập trung vào lợi nhuận.

Nhược điểm của văn hóa thị trường

  • Việc nhân viên tham gia vào hỗ trợ công việc giữa các bên có thể là một thách thức vì mỗi quyết định đều gắn liền với một con số.

  • Sự cạnh tranh liên tục mà môi trường này thúc đẩy có thể tạo ra một môi trường làm việc độc hại.

  • Nhân viên có thể cảm thấy căng thẳng trong công việc do áp lực phải thực hiện liên tục.

  • Không có gì lạ khi nhân viên trở nên kiệt sức vì họ phải liên tục leo lên các bậc thang và phải đạt được kết quả.

Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture)

Văn hóa sáng tạo chủ yếu tập trung vào sự đổi mới và chấp nhận rủi ro. Nhiều công ty khởi nghiệp thành công được coi là có kiểu văn hóa doanh nghiệp này. Nó tạo ra một môi trường kinh doanh tại nơi làm việc trong đó nhân viên được khuyến khích chấp nhận rủi ro. Những ý tưởng được coi là quá độc đáo đối với một nơi làm việc bảo thủ hơn lại được nuôi dưỡng và theo đuổi tích cực trong nền văn hóa sáng tạo.

Những công ty này có những mục tiêu và tầm nhìn đầy tham vọng. Họ luôn tìm kiếm “điều lớn lao tiếp theo” và họ cần sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Ưu điểm của văn hóa sáng tạo

  • Rủi ro cao, phần thưởng cao. Tiềm năng phát triển và đột phá lớn hơn.

  • Nhân viên được khuyến khích sử dụng khả năng sáng tạo và phát triển những ý tưởng mới.

  • Nhân viên cảm thấy được hỗ trợ khi đề xuất những ý tưởng mới.

  • Có nhiều khả năng đầu tư vào các cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Nhược điểm của văn hóa sáng tạo

  • Rủi ro thiếu ổn định do số lượng sáng kiến ​​mới được thực hiện.

  • Rủi ro các dự án kinh doanh mới sẽ không thành công và sẽ gây tổn hại cho công ty.

  • Nhân viên cấp dưới có thể cảm thấy bị đe dọa do cần phải làm việc tích cực và quyết đoán.

  • Văn hóa làm việc này có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh nội bộ do áp lực phải luôn đưa ra những ý tưởng mới mẻ.

Văn hóa gia đình (Clan Culture)

Văn hóa gia đình, còn được gọi là văn hóa hợp tác, chủ yếu tập trung vào tinh thần đồng đội. Trong loại hình văn hóa này, các mối quan hệ, sự tham gia và tinh thần của công ty được đặt lên hàng đầu. Các nhà quản lý được coi là người cố vấn và hướng dẫn nhân viên, trái ngược với một “ông chủ” độc đoán, người đưa ra chỉ dẫn mà không có bối cảnh hoặc sự hỗ trợ và kỷ luật những người mắc lỗi.

Kiểu văn hóa doanh nghiệp này tập trung vào việc giảm thiểu các rào cản giữa cấp điều hành và nhân viên. Văn hóa gia đình rất linh hoạt và tập trung vào việc phát triển nhờ sự thay đổi và hành động.

Ưu điểm của văn hóa gia đình

  • Nhóm thích làm việc cùng nhau.

  • Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm cởi mở và hiệu quả.

  • Nhân viên có thể có sự gắn kết cao trong công việc.

  • Khả năng phát triển thị trường cao.

Nhược điểm của văn hóa gia đình

  • Khó duy trì khi doanh nghiệp phát triển.

  • Vì là cơ cấu lãnh đạo theo chiều ngang nên con đường sự nghiệp có thể không rõ ràng.

  • Năng suất có thể bị giảm do cộng tác quá nhiều.

  • Việc tính đến cảm xúc của nhân viên khác có thể dẫn đến việc không thể chịu trách nhiệm và đưa ra những quyết định khó khăn.

4. Năm hành động trọng tâm dẫn tới một nền văn hóa thành công

10% lãnh đạo cấp cao được xác định là 'Nhà vô địch văn hóa' - thuộc những công ty thể hiện văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và vượt mục tiêu tài chính (trong một khảo sát của Dale Carnegie với 600 lãnh đạo cấp cao thuộc nhiều ngành và quy mô công ty) - chia sẻ có năm hành động trọng tâm để phát triển văn hóa.

  • Đào tạo nhân viên: Dù trong môi trường nhóm hay đào tạo cá nhân, các cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp đều mang lại sự hài lòng cho nhân viên.

  • Tạo sự tập trung mạnh mẽ vào khách hàng: Khi cả nhóm làm việc cùng nhau để vượt qua những mong đợi của khách hàng, nhân viên sẽ cảm thấy đoàn kết hơn. Trọng tâm này khuyến khích giao tiếp nội bộ nhiều hơn và làm cho từng thành viên trong nhóm cảm thấy được hỗ trợ.

  • Phát triển và duy trì niềm tin vào lãnh đạo cấp cao: Các nhà lãnh đạo hiệu quả tạo ra một môi trường cởi mở, an toàn, nuôi dưỡng niềm tin của nhân viên. Khi các nhà lãnh đạo luôn đáng tin cậy và trung thực, nhân viên có khả năng rất hài lòng với công việc của họ cao hơn gần 7 lần.

  • Đưa ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng: Việc đặt ra một chiến lược và những mục tiêu rõ ràng sẽ thúc đẩy mọi người tăng cường nỗ lực, mang lại sự tập trung và giúp xác định mức độ ưu tiên.

  • Khuyến khích mối quan hệ bền chặt giữa nhân viên và người quản lý của họ: Khi nỗ lực có chủ đích nhằm thúc đẩy đối thoại và giao tiếp giữa nhân viên và người quản lý, sẽ có sự thay đổi lớn trong thái độ của toàn bộ tổ chức.  

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là việc có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Điều tốt nhất bạn có thể làm là đảm bảo đội ngũ nhân sự, ban lãnh đạo, quản lý và nhân viên của bạn có những công cụ phù hợp để khuyến khích văn hóa làm việc lành mạnh.

Nếu bạn muốn có thêm lời khuyên chi tiết về cách chúng tôi có thể giúp bạn xây dựng văn hóa công ty, hãy kết nối với Dale Carnegie!

 

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam Nhận diện và Khai thông "Điểm nghẽn" giúp Tổ chức Thích ứng và Làm chủ sự Thay đổi, Dale Carnegie mang đến Buổi: "Thảo luận Phát triển Năng lực Tổ chức" với sự hỗ trợ 100% chi phí cho các doanh nghiệp phù hợp với tiêu chí của chương trình! Xem thông tin chương trình TẠI ĐÂY.

Banner-Page-BID

Bài viết mới

Ra mắt Giải pháp Học tập Chiến lược: Đồng học Đồng hành - Đồng điệu Đồng tiến
Ra mắt Giải pháp Học tập Chiến lược: Đồng học Đồng hành - Đồng điệu Đồng tiến
SD 1: Hoạch định Chiến lược
SD 1: Hoạch định Chiến lược
CC 1: Văn hóa Tổ chức
CC 1: Văn hóa Tổ chức
EG 1: Quản trị Trải nghiệm Nhân viên
EG 1: Quản trị Trải nghiệm Nhân viên
CBDS 1: Biến đổi Năng lực Cá nhân
CBDS 1: Biến đổi Năng lực Cá nhân
Cam kết
Cam kết "Chất lượng Quốc tế - Tác động Toàn cầu - Giá cả Địa phương" từ Dale Carnegie Việt Nam