NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN TRANG BỊ GÌ TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ?

NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN TRANG BỊ GÌ TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ?

Để từng bước chuẩn bị cho kỷ nguyên chuyển đổi số, sự thay đổi là một trong hai động lực định hình những kỹ năng nhà lãnh đạo cần trang bị để đối mặt với bối cảnh kinh doanh thời đại mới, và chuyển đổi kỷ nguyên số chính là động lực còn lại. Vậy nhà lãnh đạo cần có cho mình những hành trang gì trong kỷ nguyên chuyển đổi số để tạo đột phá?

chuyen-doi-soNhững năng lực mà nhà lãnh đạo cần có để không tụt hậu trong kỷ nguyên chuyển đổi số

 

Thế giới hiện nay đã trải qua nhiều cuộc dịch chuyển vĩ đại làm thay đổi lịch sử phát triển của nhân loại. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động: Sự xuất hiện của Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) khiến con người phải nâng cấp bản thân để theo kịp - đây chính là bước chuyển mình của thời đại mang tên kỷ nguyên chuyển đổi số. Chính vì sự dịch chuyển mang tính toàn cầu như vậy, các doanh nghiệp dễ dàng gặp phải rủi ro về gắn kết nhân sự và kích thích tăng trưởng doanh thu nếu như nhà lãnh đạo không được trang bị đầy đủ các kỹ năng thích ứng với kỷ nguyên chuyển đổi số. Trong kỷ nguyên số, vai trò dẫn dắt của nhà lãnh đạo càng được đặt lên hàng đầu - là la bàn định hướng và là kim chỉ nam cho toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức từng bước chuyển đổi trong thời kỳ 4.0.

Ngược lại với vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo trong chuyển biến đầy thách thức của kỷ nguyên chuyển đổi số, thực tế các doanh nghiệp thiếu hụt trầm trọng những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng sâu rộng và có kinh nghiệm lãnh đạo chiến lược:“Một nghiên cứu của PwC với 6000 giám đốc điều hành cấp cao đã tiết lộ sự thiếu hụt này. Chỉ có 8% trong số người được hỏi trở thành những nhà lãnh đạo chiến lược hoặc những người có hiệu quả trong việc dẫn dắt chuyển đổi số.”

Một nghiên cứu khác của Bersin by Deloitte về các nhà lãnh đạo thiên niên kỷ cho thấy 30% người được hỏi không cảm thấy sẵn sàng trong vai trò lãnh đạo của họ ở kỷ nguyên số. Hầu hết các tổ chức đều có những nhà lãnh đạo có kỹ năng mạnh mẽ trong điều hành hoạt động tổ chức, song họ dường như thiếu kỹ năng quan trọng của sự lãnh đạo, kinh nghiệm dày dặn để giải quyết các vấn đề quan trọng đặc biệt trong bối cảnh này. Có thể thấy, mặc dù đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là mối quan tâm của các tổ chức trong kỷ nguyên chuyển đổi số song, người lãnh đạo lại chưa thực sự sẵn sàng cho những kỹ năng thiết yếu

Dựa trên bối cảnh đầy thách thức hiện tại, Dale Carnegie gợi ý 4 năng lực cấp thiết mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần trang bị cho bản thân trong kỷ nguyên chuyển đổi số:

1. CHIẾN LƯỢC TẦM NHÌN DÀI HẠN CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chiến lược tầm nhìn dài hạn của nhà lãnh đạo

Theo Bộ TT&TT nhận định: “Hành động Việt Nam nhưng suy nghĩ và tầm nhìn phải toàn cầu.” hay với một nhận định khác: “Trong chuyển đổi số tầm nhìn mới quan trọng, không phải kinh nghiệm”. Các nhà lãnh đạo trong chuyển đổi số cần phải nuôi dưỡng một nền văn hóa kỹ thuật số luôn đón nhận sự thay đổi. Và để điều đó xảy ra, một chiến lược rõ ràng, mạch lạc trong chuyển đổi số là điều cần thiết đối với một nhà lãnh đạo tài ba.

Có thể thấy, tầm nhìn trong kinh doanh là hình ảnh, là bức tranh tưởng tượng về tương lai của tổ chức. Để đưa chiến lược dài hạn gần hơn với hiện thực, người lãnh đạo chính là “chất xúc tác” quan trọng để kết nối doanh nghiệp với tầm nhìn trong kỷ nguyên chuyển đổi số đầy rủi ro và mới mẻ này.

Chính vì vậy, việc trang bị năng lực chiến lược tầm nhìn dài hạn của nhà lãnh đạo là điều vô cùng cấp thiết. Khi một nhà lãnh đạo có cho mình một chiến lược tầm nhìn dài hạn, đặt được các mục tiêu rõ ràng cho tương lai của doanh nghiệp chắc chắn đây sẽ là kim chỉ nam định hướng cho tổ chức ngày một vững mạnh hơn.

 

2. NĂNG LỰC THÍCH ỨNG TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Năng lực thích ứng và nhạy bén trong kỷ nguyên số

Charles Darwin - một nhân vật có đóng góp lớn lao cho ngành sinh học tiến hóa đã nhận định về sự phát triển của thế giới sinh vật: “Không phải loài khỏe mạnh nhất hay thông minh nhất sẽ sống sót, mà là loài thích ứng tốt nhất với sự thay đổi”. Tương tự như vậy, trong thời đại đầy biến động này thứ bị chuyển đổi không phải là công nghệ, mà chính là công nghệ chuyển đổi chúng ta và việc thích ứng và nhạy bén với sự biến đổi nhanh chóng cũng là một trong những năng lực “cốt lõi” mà nhà lãnh đạo cần phải được trang bị để không gặp phải sự bỡ ngỡ, lạc lối trên thị trường.

Trong năm 2019, Dale Carnegie và các đối tác đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 3,500 người lao động (khoảng 60% nhà lãnh đạo báo cáo trực tiếp và 40% các cá nhân đóng góp) đến từ 11 quốc gia. Kết quả cho thấy, các tổ chức với Năng lực Thích ứng Linh hoạt đã đạt được:

+ 𝟖𝟏% giám đốc điều hành cho rằng, năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) là đặc điểm quan trọng nhất của các tổ chức thành công.

+ Các công ty sở hữu năng lực thích ứng linh hoạt thúc đẩy nhanh hơn 𝟔𝟎% thời gian một sản phẩm hình thành đến khi tung ra thị trường, và nhanh hơn 𝟓𝟗% thời gian cải tiến sản phẩm so với các công ty không sở hữu năng lực này.

Có thể thấy, năng lực thích ứng linh hoạt trong chuyển đổi số chính là nền tảng để từ đó xây dựng nên sự đổi mới, cải tiến cho tổ chức. Nhà lãnh đạo cần có cho mình hành trang vững chãi để thích ứng với mọi sự đổi mới của chuyển đổi số nhằm có được cho tổ chức những định hướng mang tính “thời điểm”.

 

3. NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỔI MỚI, ĐỘT PHÁ

Năng lực tư duy đổi mới, sáng tạo và đột phá là không thể thiếu ở nhà lãnh đạo

Peter Drucker - chuyên gia hàng đầu thế giới tư vấn về quản trị từng viết rằng: “Một nhà quản lý tài giỏi phải có khả năng nhận diện, nắm bắt cơ hội để học tập và luôn làm mới kiến thức nền tảng”. Hơn thế nữa, ông cũng khuyên các nhà lãnh đạo nên tiếp xúc với những người “làm việc theo những cách thức độc đáo, sáng tạo” để có được cho bản thân những tư duy mới mẻ, đột phá hơn.

Các nhà lãnh đạo cần trang bị và rèn luyện tư duy đổi mới, đột phá giúp sẵn sàng với các tư duy thay đổi, cấp tiến và đón đầu xu hướng trên thị trường với sự chuyển mình đầy thách thức và rủi ro của kỷ nguyên số. Câu nói khiến đa số nhà quản lý phải suy ngẫm rằng đổi mới tư duy là thật sự cấp thiết của Klaus Schwab: “Chuyển đổi số không phải là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm”. Thật vậy, trong cuộc Cách Mạng công nghiệp lần thứ tư này không tiến lên chính là sự tụt hậu, không chỉ đối thủ cạnh tranh mà còn là sự tụt hậu về tư duy sáng tạo so với chính đội ngũ nhân viên của tổ chức.

Tóm lại, cuộc Cách Mạng chuyển đổi số mang tính toàn cầu đã làm rõ được tầm quan trọng của năng lực tư duy đổi mới, đột phá. Nếu như nhà lãnh đạo trang bị được kỹ năng này, doanh nghiệp sẽ luôn có sự đổi mới, tạo được điểm nhấn khác biệt trên thị trường đầy sôi động so với đối thủ khác.

 

4. NÂNG CAO NĂNG LỰC GẮN KẾT ĐỘI NGŨ TẠO ĐỘT PHÁ

Gắn kết đội ngũ tạo đột phá trong kỷ nguyên chuyển đổi số

 

Để tạo được sự đột phá trong năng lực gắn kết đội ngũ, nhà lãnh đạo đóng vai trò như một vị thuyền trưởng “chèo lái” và dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng, giải quyết những rủi ro, mâu thuẫn và tạo nên sự liên kết mạnh mẽ giữa các cá nhân với nhau. Theo Nghiên cứu của Dale Carnegie: “Nhà quản lý sở hữu khả năng xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhân viên, tạo nên sự tương tác chặt chẽ và hướng đến việc “con người là trung tâm” sẽ tạo nên môi trường làm việc gắn kết, nhân viên có cơ hội để thể hiện năng lực và hiệu quả công việc cao nhất”.

Nâng cao năng lực gắn kết đội ngũ tạo đột phá chắc chắn là một trong những năng lực không thể thiếu của một nhà lãnh đạo trong thời kỳ chuyển đổi số, đây chính là ”chìa khóa vạn năng” hóa giải những vấn đề xuất phát từ bên trong doanh nghiệp. “Những công ty có đội ngũ gắn kết sẽ tăng lợi thế cạnh tranh hơn 202%, 59% nhân viên có sự gắn kết với công ty phát huy được khả năng sáng tạo trong công việc so với 3% từ những nhân viên không gắn kết” (Theo Gallup 2018).  

Từ đó, có thể thấy năng lực gắn kết và đột phá đội ngũ của nhà lãnh đạo là vô cùng cần thiết, góp phần giúp doanh nghiệp dẫn dắt và hỗ trợ nhân viên vượt qua những khó khăn trong kỷ nguyên chuyển đổi số, kết nối đội ngũ nhân sự với doanh nghiệp và tạo đột phá cho doanh thu của tổ chức, tiến gần hơn với sự xoay chuyển đầy biến động của công nghệ số.

LỜI KẾT:

Có thể thấy, với sự chuyển đổi nhanh chóng của kỷ nguyên số, vai trò của nhà lãnh đạo/ nhà quản lý trong môi trường này đòi hỏi người lãnh đạo phải có những kiến thức nền tảng và bộ kỹ năng lãnh đạo nhất định.

Đặc biệt, trong thời kỳ chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của thời đại mới, để không tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh các nhà lãnh đạo phải luôn là người đón đầu và tạo ra những đổi mới mang tính cách mạng cho cả bản thân và doanh nghiệp. Việc trang bị 4 năng lực “cốt lõi” trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo đón đầu được những xu hướng hiện đại trong thời đại mới và đưa doanh nghiệp của mình tiến xa hơn trên thị trường.

Bên cạnh đó, để giúp quý doanh nghiệp rõ hơn về những năng lực mà nhà lãnh đạo “không thể rời xa” trong kỷ nguyên chuyển đổi số, chương trình Lãnh Đạo tạo Đột phá: https://dalecarnegie.com.vn/lanh-dao-tao-dot-pha-342543 của Dale Carnegie Vietnam cũng sẽ là một giải pháp hiệu quả giúp cho nhà lãnh đạo trang bị những hành trang cần thiết trong thời đại cấp tiến này.

Bài viết mới

Chuyện kể về những Người Trồng Rừng | Xây dựng Khu rừng Sức mạnh Nội tại
Chuyện kể về những Người Trồng Rừng | Xây dựng Khu rừng Sức mạnh Nội tại
Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu
Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu
Người Trồng Rừng Dale Carnegie Việt Nam - Chúng tôi là ai?
Người Trồng Rừng Dale Carnegie Việt Nam - Chúng tôi là ai?
Lãnh đạo tạo Đột phá
Lãnh đạo tạo Đột phá
Khai mở Tài năng Đội ngũ
Khai mở Tài năng Đội ngũ
Năng lực Trình bày <br>Thực tiễn và Truyền cảm hứng
Năng lực Trình bày
Thực tiễn và Truyền cảm hứng