BÍ QUYẾT NÀO ĐỂ NHÀ LÃNH ĐẠO THẮP LỬA VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHÂN VIÊN?

 

Động lực là một khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên trong một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc thắp lửa và truyền cảm hứng cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo. Vậy làm thế nào để nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên trong tổ chức?

Những năng lực “cốt lõi” nhà lãnh đạo cần có để thắp lửa và truyền cảm hứng cho đội ngũ

 

Khi được hỏi rằng đối với một nhân viên điều gì ảnh hưởng và truyền cảm hứng đến hiệu suất làm việc của họ? Nhân viên nói rằng các mối quan hệ cá nhân với người giám sát trực tiếp là yếu tố chủ chốt quyết định đến hành vi thái độ và đặc biệt là hiệu suất làm việc.

Trong bối cảnh hiện tại, càng ngày có nhiều nhân viên rời bỏ doanh nghiệp hiện tại, thiếu đi cảm hứng và động lực trong công việc. Theo Gallup: “Tỉ lệ biểu hiện làm tốt hơn so giữa các công ty có sự gắn kết nhân viên với những công ty không có sự gắn kết lên đến 202%.” Những nhân viên có động lực và sự gắn kết thường có nhiều khả năng ở lại với tổ chức. Ngược lại, “69% nhân viên không gắn kết sẽ rời bỏ công việc hiện tại của họ để đến với công việc mới dù chỉ tăng 5% tiền lương.” - Nghiên cứu của Dale Carnegie Toàn Cầu.

Nhận thức được đây là một vấn đề “báo động”, với vai trò là một nhà lãnh đạo và là thuyền trưởng “chèo lái” cả một “đoàn tàu” doanh nghiệp, thái độ và hành động chính là “chất dẫn” để có thể gia tăng động lực và truyền cảm hứng làm việc, sáng tạo đến nhân viên. Hơn thế nữa, biết cách tạo động lực cho nhân viên không chỉ giúp bạn khẳng định bản thân là người quản lý đội ngũ chuyên nghiệp, mà từ đó còn tạo ra kết quả đột phá cho tổ chức. Chính vì vậy, động lực của nhà lãnh đạo dành cho nhân viên sẽ truyền cảm hứng và là nhóm lửa lòng nhiệt tình, tính gắn kết tại nơi làm việc.

Thấy được tầm quan trọng của nhà lãnh đạo trong bối cảnh này, Dale Carnegie đề xuất cho bạn bốn “bí quyết năng lực” quan trọng và cấp thiết mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần trang bị để thắp lửa và truyền cảm hứng đến nhân viên.

 

1. TRÌNH BÀY THÔNG ĐIỆP HIỆU QUẢ

Năng lực trình bày hiệu quả đến nhân viên của nhà lãnh đạo

Trong một lần gặp gỡ với sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Nebraska, nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett khẳng định: “Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm”. Hay như Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt nhận định: “Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ.”

Có thể thấy, năng lực trình bày và truyền cảm hứng hiệu quả đến nhân viên không chỉ là một công cụ giao tiếp đơn giản mà còn là vũ khí quyền lực trong rất nhiều các hoạt động “truyền lửa” và tạo động lực đến với nhân viên của nhà lãnh đạo.

Người lãnh đạo cần biết cách truyền lửa và nguồn cảm hứng cho nhân viên thông qua những chia sẻ chân thành mà mạnh mẽ ngay từ giao tiếp thường ngày cho đến các sự kiện lớn. Khi đã thổi bừng “ngọn lửa” cảm hứng trong mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo đã thành công tạo dựng niềm tin đến đội ngũ thúc đẩy nhân viên hành động chứ không chỉ là truyền cảm hứng suông. Cùng với đó, việc làm tốt năng lực này cũng giúp khơi gợi sức mạnh tiềm tàng, tạo động lực phát triển cho nhân viên và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Khi đã có niềm tin vào chính mình, nhân viên sẽ thể hiện kết quả tốt hơn so với kỳ vọng của người lãnh đạo.

 

2. CHIA SẺ TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho nhân viên

 

Trong bối cảnh kỷ nguyên chuyển đổi số để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi nhất định. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo cần chủ động chia sẻ một cách rõ ràng những mục tiêu đến nhân viên để tránh khiến họ hoang mang và mất định hướng và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Theo một nghiên cứu của Dale Carnegie Employee Engagement Study “61% tỷ lệ nhân viên thường gắn kết khi được đóng góp vào trong quá trình quyết định của công ty.” Khi được tham gia vào quá trình quyết định của doanh nghiệp, nhân viên sẽ cảm thấy phấn chấn, họ cũng được truyền cảm hứng và động lực hơn khi được nhà lãnh đạo chia sẻ về mục tiêu của công ty và mong muốn của nhà lãnh đạo đối với nhân viên.

Khi được chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng, mỗi nhân viên sẽ hiểu phần công việc của mình đóng góp ra sao cho thành công của công ty. Nếu nhà lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng bằng cảm xúc và sự nhiệt tình của mình, đặc biệt nhấn mạnh tới sự khác biệt của từng người, nhà lãnh đạo sẽ thu hút và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên của mình.

 

3. TẠO DỰNG NIỀM TIN CHO NHÂN VIÊN

Tạo dựng niềm tin và truyền cảm hứng tích cực đến nhân viên

Theo Andrew Carnegie từng nhận định: “Bạn phải nắm bắt trái tim của một người trước khi muốn bộ não của anh ấy hoạt động tốt nhất”. Thật vậy, để đưa đội ngũ gắn kết với nhau việc xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm của nhà lãnh đạo đối với nhân viên là rất quan trọng. Khi nhà lãnh đạo tạo được sự tin tưởng và ngưỡng mộ đối với nhân viên, việc “thổi lửa” và truyền cảm hứng cho họ vào công việc sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp họ hiểu rõ hơn về mục tiêu mà nhà lãnh đạo hướng tới.

Cụ thể, để có thể tạo dựng niềm tin với nhân viên nhà lãnh đạo cần tìm hiểu nhân viên với từng cá nhân riêng biệt và những gì thúc đẩy họ. Để nhân viên đặt niềm tin vào nhà lãnh đạo, trước hết nhà lãnh đạo cần đặt niềm tin ở nhân viên bằng cách trao quyền cho nhân viên, lắng nghe, truyền cảm hứng và tôn trọng những ý tưởng và các giá trị mục tiêu mà nhân viên mong muốn hướng tới.

Cuối cùng, khi đã tạo dựng được lòng tin với nhân viên thông qua việc tạo dựng mối quan hệ và thể hiện được khao khát học hỏi và tham vọng đổi mới, nhân viên sẽ dễ dàng đồng cảm và thể hiện hết mình với mục tiêu công việc do nhà lãnh đạo đề ra.

 

4. NHÌN NHẬN VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHÂN VIÊN

Năng lực nhìn nhận và truyền cảm hứng cho nhân viên  

 

Ngày nay, việc quản lý đội ngũ đa thế hệ là điều phổ biến dành cho các cấp lãnh đạo. Mỗi thế hệ có lối tư duy riêng biệt, phong cách làm việc và cách giao tiếp khác nhau. Hiểu được những điểm khác nhau về thái độ và hành vi của từng cá nhân trong nhóm sẽ là một công cụ quan trọng để “thắp lửa” và truyền cảm hứng cho nhân viên.

Theo nghiên cứu Gắn kết Đội ngũ của Dale Carnegie: “69% nhân viên không gắn kết sẽ rời bỏ công việc hiện tại của họ để đến với công việc mới dù chỉ tăng 5% tiền lương.” Hay theo như nghiên cứu của ASTD, “Đối với hầu hết nhân viên ngày nay, đặc biệt là thế hệ Y, sự khuyến khích, động viên và nhìn nhận là những việc làm có giá trị còn quan trọng hơn cả tiền lương và thăng tiến.”

Chính vì vậy, người quản lý cần phải nhận thức được cách động viên, nhìn nhận từng cá nhân trong nhóm và tận dụng điểm mạnh của từng người nhằm giúp nhóm làm việc hiệu quả. Cụ thể, nhà lãnh đạo cần đưa ra những nhận xét phản hồi mang tính xây dựng và trực tiếp về quá trình phát triển dành cho nhân viên. Những đóng góp mang tính chất nhìn nhận và truyền cảm hứng dù chỉ là nhỏ nhất dành cho mỗi thành viên trong đội ngũ. Hãy cho nhân viên thấy rằng những nỗ lực của họ tạo nên sự khác biệt, từ đó trở thành “động lực” thúc đẩy sản xuất những ý tưởng đổi mới, sáng tạo cho doanh nghiệp.

 

5. LỜI KẾT

Đối mặt với bối cảnh đầy thách thức hiện tại của nhân sự tại các doanh nghiệp - nhân viên có xu hướng thiếu sự gắn kết đội ngũ và mất đi động lực làm việc, thậm chí là rời bỏ tổ chức. Nhà lãnh đạo cần có cho mình những tư duy “cấp tiến” và truyền cảm hứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi khác của thế hệ nhân viên.

Chính vì vậy, việc nhà lãnh đạo giữ chân được nhân tài cho tổ chức cũng như tạo được “sợi dây” kết nối giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, đòi hỏi nhà lãnh đạo/nhà quản lý cần trang bị cho mình 4 yếu tố “cốt lõi” trên và cấp thiết này để thắp lửa và truyền cảm hứng cho nhân viên. Đồng thời, giúp nhà lãnh đạo đón đầu được những xu hướng hiện đại trong thời đại mới để thúc đẩy đội ngũ nhân viên sản xuất ra những ý tưởng sáng tạo và mới mẻ giúp cho tổ chức ngày một phát triển hơn.

Bên cạnh đó, để giúp quý doanh nghiệp rõ hơn về những năng lực mà nhà lãnh đạo truyền lửa và tạo cảm hứng đến đội ngũ nhân viên, chương trình Năng lực Trình bày Thực tiễn và Truyền cảm hứng (IPP): https://dalecarnegie.com.vn/nang-luc-trinh-bay-br-thuc-tien-va-truyen-cam-hung-342545 của Dale Carnegie Vietnam cũng sẽ là một giải pháp hiệu quả giúp cho nhà lãnh đạo trang bị những hành trang cần thiết trong thời đại cấp tiến này.

 

Bài viết mới

TOGETHER, TEAM MAKES MIRACLES | Sự kiện Báo cáo Nghiên cứu Định hướng Lãnh đạo và Tọa đàm Chuyên sâu: Văn hóa của Đội nhóm Làm việc Hiệu quả Cao
TOGETHER, TEAM MAKES MIRACLES | Sự kiện Báo cáo Nghiên cứu Định hướng Lãnh đạo và Tọa đàm Chuyên sâu: Văn hóa của Đội nhóm Làm việc Hiệu quả Cao
SD 1: Hoạch định Chiến lược
SD 1: Hoạch định Chiến lược
CC 1: Văn hóa Tổ chức
CC 1: Văn hóa Tổ chức
EG 1: Quản trị Trải nghiệm Nhân viên
EG 1: Quản trị Trải nghiệm Nhân viên
CBDS 1: Biến đổi Năng lực Cá nhân
CBDS 1: Biến đổi Năng lực Cá nhân
Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu
Lãnh đạo bằng sự Nguyên mẫu